Sunday, May 20, 2012

Lắp đặt máy bơm nước cho bình nóng lạnh


Trong trường hợp dùng bình nóng lạnh thì nước cấp vào bình quá yếu. Bạn muốn dùng máy bơm nước vào bình nhưng bạn lại muốn kiểm soát máy bơm chỉ hoạt động khi người dùng lấy nước trong bình nóng lạnh ra, còn những lúc còn lại thì máy bơm nước dừng, nước tự nhiên chảy vào bình nóng lạnh.
 Vậy cần phải giải quyết như thế nào ?
Thứ nhất: Bạn cần nâng độ cao của bể chứa nước. Phương pháp này hơi tốn kém và địa hình nhà bạn sẽ quyết định là có khả thi hay không.
Thứ hai: Mua 01 bơm tăng áp đấu vào đường nước cấp cho bình nóng lạnh, đấu trước bình: Giá thành của bơm khoảng từ 600 ngàn trở lên tùy loại.
Ưu điểm của phương pháp này là thiết kế của bơm cho phép bơm hoạt động tự động hoàn toàn, áp lực bạn có thể điều chỉnh theo ý muốn từ phần công tắc áp suất gắn trên bơm. Lưu lượng lớn, áp suất cao và bạn có thể cấp dùng cung cấp nước có áp suất cao cho toàn bộ hệ thống nước gtrong gia đình.
Nhược điểm của phương pháp này là sau một thời gian sử dụng bơm hay chạy chập chờn do van một chiều bị bẩn hay hỏng, cần được bảo dưỡng hay sửa chữa ngay. Công suất bơm thường từ 125W/giờ và chi phí điện năng cũng cao hơn một chút.
Thứ ba: Mua một bơm lưu lượng, tự động dành riêng tăng áp cho bình nóng lạnh hay máy giặt, giá khoảng trên 200 ngàn cũng đấu như trên.
Ưu điểm của phương pháp này là hệ thống nhỏ gọn, ít hỏng hóc, bền, công suất khoảng 90 W/giờ, Thiết kế của bơm cho phép bơm hoạt động tự động hoàn toàn.
Nhược điểm là không điều chỉnh được áp suất nước ra, lưu lượng thấp nên chỉ dùng được cho một bình nóng lạnh hay một máy giặt chứ không sử dụng được cho toàn bộ hệ thống nước nhà bạn; khi hỏng hóc khó sửa chữa hơn một chút.
Đọc tiếp →

Những tính năng kỹ thuật quan trọng của máy bơm nước


Ngoài việc nắm biết loại bơm đó hoạt động như thế nào thì cần phải biết thêm các tính năng kỹ thuật quan trọng sau:
 
- Điện áp sử dụng: Chọn loại 220V/ 50Hz, ngoài ra trên thị trường cũng có loại 2 dòng điện 110V/ 220V hoặc máy bơm 3 pha. Điện áp 110V không sử dụng được cho mạng điện của Việt Nam hoặc cần phải có máy biến áp. Nếu sơ suất gắn nhầm thì máy sẽ bị cháy.
- Lưu lượng bơm: Là lượng nước mà máy bơm vận chuyển trong một đơn vị thời gian - tính bằng m3/giờ hoặc lít/phút v.v... Trong máy thường ghi là Qmax, đó là lưu lượng tối đa, vì lưu lượng nước còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ cao, tốc độ, công suất máy v.v...
- Độ cao: Độ cao của mực nước thường ghi là H, có máy ghi là Hmax, Total H, tức là độ cao mà máy có thể hút từ mặt nước, giếng, hồ, bể chứa... Đây là độ cao tối đa nào đó mà máy vận chuyển nước lên bể chứa phía trên cao, tính theo chiều thẳng đứng. Thông thường, máy bơm không đưa nước đạt được đến độ cao như ghi ở máy mà chỉ đạt được khoảng 70%.
- Độ cao hút nước: là độ cao mà máy bơm hút được, tính từ mặt nước hồ, ao, giếng... đến tâm cánh quạt của bơm. Thông thường thì độ cao sử dụng thực tế nhỏ hơn ghi trong máy, vì vậy khi lắp đặt máy càng gần mặt nước càng tốt.
- Độ cao xả nước: là độ cao mà máy bơm có thể đưa nước lên tới được.
- Tốc độ quay của bơm: là số vòng quay trên phút, được ghi là rpm (round per minute).
- Công suất bơm: được ghi bằng Watt hoặc bằng H.P.
Đọc tiếp →

Cách tháo lắp máy bơm nước ( mô hình )


Máy bơm nước có những bộ phận, chi tiết như thế nào chắc chắn có nhiều người còn chưa biết. Chúng tôi xin giới thiệu với các bạn một mô hình máy bơm nước, với trình tự tháo lắp để bạn có thể hình dung được cấu tạo cũng như các chú ý khi tháo lắp máy bơm nước.
 
Đọc tiếp →

Hướng dẫn chọn mua máy bơm nước gia đình


Bơm là một phần tất yếu trong hệ thống nước của những gia đình dùng nước giếng. Ở nhưng nơi nguồn nước máy khan hiếm. ta cũng rất cần có bơm để hút và đưa nước lên bồn chứa. Tuy nhiên, mua bơm nước không phải là chuyện đơn giản cho những người lần đầu ra cửa hàng. 
Bơm rung điện từ (còn gọi là bơm thả giếng): loại này nhờ lực điện từ làm hoạt động màng rung đưa nước lên.
Muốn mua một loại bơm thích hợp, phải lưu ý đến các điểm sau: 

- Độ cao giữa hai bể chứa, tính từ mặt nước bể chứa ở dưới đến mặt nước bể chứa ở trên.
- Thể tích của mỗi bể chứa.
- Nơi đặt máy bơm. 

Sau khi có được những yếu tố đó, bạn hãy chọn loại bơm ly tâm có độ cao tổng cộng, độ cao hút và độ cao xả thích hợp. Thường thì chọn bơm có trị số cao hơn 1,5 trị số thực tế là thích hợp. Ví dụ độ cao nhà là 10 m, thì chọn loại bơm có độ cao khoảng 13-15 m. Nếu bể chứa nhỏ thì chỉ cần các loại bơm có công suất nhỏ và lưu lượng nước nhỏ (loại bể chứa 1 m3 thì chỉ cần loại máy bơm 1/2 HP và có số vòng quay lớn - từ 2000 rmp trở lên), còn loại máy bơm lớn hơn thì chọn loại có công suất lớn hơn là đủ. 

Hiện nay thị trường có các loại bơm Trung Quốc như Xinglon, Kim Long...1/2 HP, 3/4 HP. Tốt hơn thì có máy hiệu Show Fou của Đài Loan hay hiệu National, Panasonic hoặc cao cấp hơn nữa là Webtrol, Sita, Grundfos. Các loại bơm của Nhật, Ý, Mỹ, Đan Mạch (thuộc G7)... tốt hơn nên có giá cao hơn. 

Ngoài việc nắm biết loại bơm đó hoạt động như thế nào thì cần phải biết thêm các tính năng kỹ thuật quan trọng sau: 

- Điện áp sử dụng: Chọn loại 220V/ 50Hz, ngoài ra trên thị trường cũng có loại 2 dòng điện 110V/ 220V hoặc máy bơm 3 pha.
- Lưu lượng bơm: Là lượng nước mà máy bơm vận chuyển trong một đơn vị thời gian - tính bằng m3/giờ hoặc lít/phút v.v... Trong máy thường ghi là Qmax, đó là lưu lượng tối đa, vì lưu lượng nước còn tùy thuộc vào nhiều yếu tố khác như độ cao, tốc độ, công suất máy v.v...
- Độ cao: Độ cao của mực nước thường ghi là H, có máy ghi là Hmax, Total H, tức là độ cao mà máy có thể hút từ mặt nước, giếng, hồ, bể chứa... Đây là độ cao tối đa nào đó mà máy vận chuyển nước lên bể chứa phía trên cao, tính theo chiều thẳng đứng. Thông thường, máy bơm không đưa nước đạt được đến độ cao như ghi ở máy mà chỉ đạt được khoảng 70%.
- Độ cao hút nước: là độ cao mà máy bơm hút được, tính từ mặt nước hồ, ao, giếng... đến tâm cánh quạt của bơm. Thông thường thì độ cao sử dụng thực tế nhỏ hơn ghi trong máy, vì vậy khi lắp đặt máy càng gần mặt nước càng tốt.
- Độ cao xả nước: là độ cao mà máy bơm có thể đưa nước lên tới được.
- Tốc độ quay của bơm: là số vòng quay trên phút, được ghi là rpm (round per minute).
- Công suất bơm: được ghi bằng Watt hoặc bằng H.P.

Cách lắp đặt máy bơm để có hiệu quả tốt nhất?

- Lắp đặt máy càng gần nguồn nước càng tốt. Nên lắp chắc chắn, tránh máy bị rung khi vận hành.
- Máy lắp càng gần mặt nước càng tốt. Khi đặt ống dẫn nước vào máy, phải lưu ý gắn rúp-pê ở đầu vào trước ống. Ống vào thì đường kính phải đúng đường kính của lỗ gắn nước vào và cũng không được đặt sát ngang lỗ vào.
- Phải gắn hệ thống nước mồi đúng theo sự chỉ dẫn của máy.
- Rup pê của bơm phải đặt cách đáy và thành hồ, nên có lưới để tránh rác, cặn làm nghẹt - hư máy.
- Lắp đường ống ra phải đúng đường kính của máy bơm, giảm tối đa các khúc gấp, không dẫn đường ống ra lòng vòng làm giảm hiệu suất của bơm. Ở đầu ra của bơm thường gắn thêm một khóa để tiện việc điều chỉnh hoặc sửa chữa máy.
- Các đường ống dẫn vào và ra phải thật kín, mọi sự rò rỉ đều có thể làm hại cho máy khi vận hành.
- Điện thế nối vào máy phải đúng, nên lắp một cầu dao tự động, công suất dây điện phải đúng với công suất tải của máy và máy nối đất tốt.
Đọc tiếp →

Cậu học sáng tạo mô hình máy bơm 3 chức năng được giải nhì Vifotec


Nhân lúc phụ huynh đi vắng, Hiển đã tự mày mò trong xưởng cơ khí của gia đình và sáng chế ra chiếc máy bơm nước 3 chức năng. Công trình đã đạt giải nhì Vifotec.
Hiển tâm sự, sợ ảnh hưởng đến học tập, bố không ủng hộ việc cậu tập trung nghiên cứu vấn đề gì. Mùa hè năm học lớp 10, nhân lúc bố mẹ vào miền Nam chơi, Hiển đã tự mình thực hiện ý tưởng làm mô hình chiếc máy bơm nước 3 chức năng.
“Khi nhìn thấy mô hình do em sáng tạo, một người bạn của bố đã giới thiệu em đi dự thi Sáng tạo Thanh - thiếu niên nhi đồng toàn quốc năm 2006 - 2007 (Vifotec). Và em đạt giải nhì trong cuộc thi”, cậu học trò Vũ Thái Hiển, học sinh lớp 11N, trường THPT Ba Đình (Thanh Hóa), kể.
Sinh ra trong một gia đình bố là công nhân cơ khí, hằng ngày Hiển được tiếp cận với công việc của bố ngay tại xưởng cơ khí của gia đình. Những khi đi lắp đặt máy cho khách hàng, ông Vũ Thái Hưng (bố của Hiển) thường đưa cậu con trai đi giúp việc.
Từ thực tế quan sát thiết bị mà các cô, bác đã dùng để chăn nuôi tôm ở ao đầm, vùng nuôi tôm công nghiệp, Hiển đã nảy ra ý tưởng sáng tạo mô hình chiếc máy bơm với 3 chức năng. Sẵn các dụng cụ trong xưởng của bố, em tự tay cắt, tiện, vẽ và xây dựng mô hình trong thời gian bố, mẹ vắng nhà.
Mô hình chiếc máy bơm của Hiển được gắn với động cơ điện 2,2 kw với các chức năng là bơm nước, đảo khí và sục khí. Một số bộ phận của mô hình máy là: cánh quạt, các giá đỡ, trục li tâm, các van khí, ống xả…
Hiện tại, Hiển vừa cố gắng học tập vừa hoàn thiện mô hình với mong muốn ứng dụng vào thực tế. Nếu được ứng dụng, các chuyên gia đánh giá chi phí cho người dân nuôi tôm công nghiệp sẽ giảm đi khoảng 6 lần so với hiện nay.
Bà Mai Thị Dung, mẹ của Hiển tâm sự: “Hiển là con trai út trong gia đình có hai anh em trai. Ngoài việc học ra, Hiển đã giúp bố mẹ rất nhiều trong việc nhà, việc chăm sóc ông nội bị tật nguyền hơn 10 năm nay. Hiển đang tự thiết kế một chiếc ghế di động để thuận tiện cho việc nằm nghỉ, di chuyển của ông nội”.
Theo Tiền Phong

Đọc tiếp →